Du lịch :
Campuchia

Xem Đá Gà Ở Bavet (Campuchia)


Dulichbui's Blog - Bavet là cửa khẩu biên giới đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia (bên Việt Nam là Mộc Bài, bên Campuchia là Bavet). Đây được xem là xứ sở của những “sòng bài” (Casino) ở Campuchia.
Những lần đi Phompenh hay Siemriep, tôi đều đi qua đây nhưng cũng chỉ là ngồi trên xe bus nhìn ngắm các casino mà thôi. Lần này đến Bavet tôi đã có dịp khám phá vùng đất biên giới này và nhận ra đằng sau những Casino nổi tiếng, Bavet còn thu hút rất nhiều đại gia hay các du khách có máu “đỏ đen” đến xem … đá gà.

Có mặt tại Bavet vào lúc 11h15’, tôi gặp một tài xế xe ôm người Campuchia và yêu cầu anh ta chở mình đến địa điểm tổ chức đá gà ngày hôm đó.

Địa điểm tổ chức đá gà là một trường đấu (trường đá gà) nằm trong khuôn viên của một sòng bạc lớn (tôi cũng hơi bất ngờ vì điều này). Theo thông tin từ tài xế xe ôm thì các cuộc đá gà thường được tổ chức vào các ngày thứ 5, thứ 6, thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Địa điểm đá gà thường tổ chức luân phiên nhau chứ không có tình trạng một lúc có hai trường đấu cùng tổ chức đá gà. Tất cả các trường đấu đều nằm trong khuôn viên của một Casino nào đó.

Khuôn viên của một trường đấu rộng khoảng 100m2, ở giữa là sân đấu hình tròn, xung quanh là hàng ghế được sắp xếp xếp tầng như ghế ngồi ở sân vận động tuy nhiên số chổ ngồi ít hơn. Đằng sau đó là các phòng nhỏ để cho các võ sĩ gà nghỉ trước khi bước ra đấu trường. Để phục vụ của người xem, ban tổ chức trường đá gà còn bố trí một quán ăn nhỏ trong khuôn viên trường đá gà.



Để đảm bảo tính công bằng ban tổ chức trường đấu cũng đã đề ra một số yêu cầu cho cuộc chơi.

Đúng 12h, trường đấu bắt đầu đông dần. Các “võ sĩ” gà đua nhau gáy để thể hiện sức mạnh, còn các chủ gà thì bắt đầu làm nóng cho các chú gà của mình.

Ban tổ chức đặt một cái cân điện tử ra giữa sân đấu và bắt đầu tiến hành cân nặng cho các “võ sĩ”, những chú gà có cùng “hạng cân” sẽ được sắp xếp để đấu với nhau.

Sau khi cân và sắp xếp lịch đấu, cặp đấu đầu tiên được giới thiệu ra giữa sân đấu, một trọng tài được ban tổ chức sắp xếp để bắt các trận đấu.

Trong mỗi trận đấu, mỗi chú gà sẽ được trang bị một cựa sắt buộc vào chân với một đoạn băng keo màu. Người ta lấy màu sắc của băng chân đó làm tên gọi cho cho “võ sĩ” gà. Gà được buộc băng keo đỏ là gà “đỏ”, gà được buộc băng keo xanh là gà “xanh”.

Hình thức bắt độ của mỗi trận đấu như sau:

Tiền được sử dụng để bắt độ chủ yếu là tiền đồng Việt Nam hoặc là đô la Mỹ.

Ngôn ngữ được sử dụng trong trường đấu là tiếng Việt.

Khi ban tổ chức giới thiệu một cặp đấu, trên sân sẽ xuất hiện những người mô giới cá độ. Nhiệm vụ của những người mô giới là làm trung gian cho các tay bắt độ, nếu có một ai đó muốn bắt độ gà đỏ thắng với số tiền là 5 triệu đồng thì người mô giới sẽ tìm một người cá độ khác bắt độ gà xanh thắng với số tiền cũng 5 triệu, bên nào thua sẽ đưa tiền cho người mô giới để đưa cho bên thắng, người mô giới sẽ lấy lại một ít tiền từ số tiền đã cá độ gọi là phí dịch vụ (thường thì khoảng 300.000đ). Luật của ban tổ chức có quy định không cho người cá độ bắt độ trực tiếp với nhau mà phải thông qua người mô giới.

Mỗi trận đấu thường kéo dài khoảng 3-5phút. Gà được xem là thua cuộc khi hết khả năng chiến đấu (quỵ ngã, bỏ chạy hay thậm chí là chết).

Có lẽ nhờ chính sách khá thông thoáng về vấn đề cá cược tại Campuchia nên những cuộc đá gà thu hút rất nhiều người Việt (trong đó không ít người đi xe biển số Tp.HCM) tham gia.

Số tiền cá cược cho mỗi trận đá gà cũng khá lớn, ít nhất cũng 3 triệu nhiều nhất thì không giới hạn.


Liên hệ quảng cáo: 0919.362.333 (Mr.Lâm)



About me



"Tôi không phải là dân du lịch chuyên nghiệp bởi kinh nghiệm mà tôi có được không nhiều, số lượng các điểm mà tôi đã đặt chân đến cũng không là bao, tôi nhận thấy mình chỉ là một người yêu thích du lịch và muốn chia sẻ mà thôi."

Tôi yêu những chuyến đi, tôi yêu công việc viết blog và tôi đang cố gắng để có thể trở thành một travel blogger/travel writter...


Blogger Tùng Lâm
Share this article :

Đăng nhận xét

 
Support : Copyright © 2014. Du lịch đến Campuchia - All Rights Reserved