Du lịch :
Campuchia

Tôi Đi Campuchia


Tết năm nay, ko như mọi năm, gia đình Rồng Ngố tui muốn thay đổi chút không khí Tết nên canh tân đổi mới bằng 1 tour du lịch. Địa điểm chính là
Campuchia
- đất nước sát rạt VN, tuy lạ mà hóa ra lại quen (vì ba tui vốn sinh ra ở Cam mừ).

Chỉ 4 ngày cho một chuyến đi, đến với một đất nước thân quen với người dân VN như Campuchia, đối với tui dường như chỉ là một cuộc dạo chơi vội vàng vì còn khá nhiều điều lý thú ở đất Cam này mà mình vẫn chưa biết hết. Thôi thì, dù gì "đi một ngày đàng" cũng đã có đôi điều còn đọng lại (chứ chẳng mong được "sàng khôn" như ông bà ta nói đâu nha) nên Rồng Ngố tui dành entry này để chia sẻ kinh nghiệm với những-ai-chưa-đi-Cam. Với những ai đã đi Cam rùi (như anh Huy Nomadic, Mr. Chai-tinh) thì đây chỉ là vài lời tâm tình cùng nhau, nếu có gì chưa ổn về mặt thông tin, pà kon zui lòng để lại comment góp ý nhé. Thks in advance!


Phần 1 - Dạo chơi Campuchia
Campuchia có tên quốc tế là Cambodia và đây cũng là tên thông dụng nhất khi search thông tin về đất nước Campuchia trên Internet. Rồng Ngố tui xin phép viết tắt CPC (Campuchia) cho gọn nhé.

CPC là 1 đất nước có thiên nhiên ưu đãi, vừa có bờ biển (lương thực, giao thông, buôn bán, đối ngoại...) vừa có 1 quà tặng vô giá, đó là Biển Hồ (hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á)- cung cấp vô số nguồn lợi khác cho người dân CPC. Từ đó nhiều điều kiện để phát triển du lịch ở CPC cũng có thể bắt đầu từ đây...

Về mặt lịch sử, CPC gây chú ý vì đế chế Angkor đã xây nên toàn bộ quần thể kiến trúc (mà Rồng Ngố sẽ giới thiệu dưới đây) nhưng chỉ tồn tại khoảng 600 năm (từ 802 sau Cn đến 1432 sau Cn). Có 1 điều thú vị là: vương quốc Angkor ngày xưa khá là rộng lớn so với nước CPC ngày nay và thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) ngày nay vốn từng là một ngôi làng đánh cá nhỏ của người Khmer mang tên Prey Nokor. Những người Việt di dân vì để trốn tránh cuộc chiến Trịnh-Nguyễn mà kéo nhau vào sống ở đây ngày càng nhiều, và cuối cùng Prey Nokor trở thành SaiGon (HCMC) - trung tâm thương mại lớn nhất VN ngày nay. Xem thêm ở đây.

Và một điều khiến người ta chú ý tìm hiểu lịch sử CPC hơn chính là giai đoạn Khmer Đỏ (Khmer Rouge) với nhân vật "đình đám" nhất: Pol Pot. Có thể nói chế độ Khmer Đỏ với chính sách diệt chủng lừng danh, là chế độ dã man nhất trong lịch sử loài người, chỉ sau chủ nghĩa phát xít Đức quốc xã của Hitler thui. Để tìm hiểu kỹ hơn, các bạn có thể tìm thông tin trên Internet, rất nhiều.

Về văn hóa ẩm thực của CPC, nếu so sánh với 2 nước bạn láng giềng là Thái Lan và VN thì nền ẩm thực của CPC ko được du khách quốc tế đánh giá cao. Do CPC bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa Ấn Độ, cộng thêm số dân Hoa kiều, Việt kiều khá đông nên cách nấu nướng của dân Cam hơi lai tạp chút ít. Nói chung, cách chế biến món ăn của người CPC khá giống Thái Lan nhưng ít gia vị hơn Thái. Có một đặc điểm của dân CPC đó là: thích ăn ngọt, hầu như món nào cũng có nêm chút đường, có lẽ họ thích sự ngọt ngào chăng (!). Khi ăn ở quán ăn, các bạn sẽ thấy để sẵn hũ đường, đừng vội nêm vào nhé, vì biết đâu, bạn sẽ nuốt nước bọt tiếc nuối vì ko quen ăn quá ngọt đấy. Kaka.
Ở Angkor Wat, nên uống thử nước thốt nốt, một vị ngọt rất-đặc-biệt (chắc ở VN ko có dịp thử đâu!)
Ở Angkor Wat, nên uống thử nước thốt nốt, một vị ngọt rất-đặc-biệt

(chắc ở VN ko có dịp thử đâu!)


Phần 2 - Miền đất thánh Angkor huyền bí
Để đến với quần thể Angkor Wat, Angkor Thom vĩ đại, bạn phải tìm đến vùng đất linh thiêng của đế chế Angkor ngày nào, bây giờ chính là thành phố Siem Reap. Sau khi xe đến Phnom Penh, thông thường du khách sẽ tiếp tục đón chuyến xe để đến Siem Reap vì nơi đây là điểm thu hút khách du lịch số 1 ở CPC. Còn những nơi khác, Rồng Ngố sẽ nói ở sau.

Cái tên Siem Reap xuất phát từ nghĩa: "Siamese defeated" (Nơi đánh bại người Xiêm tức người Thái Lan ngày nay) vì ngày xưa, vùng này luôn bị quân Xiêm tràn qua xâm chiếm. Sau đó, năm 802, vua Jayavarman II đã đánh bại quân Xiêm, mở đầu đế chế Angkor hào hùng cho dân tộc Khmer.

Thành phố Siem Reap nói chung ko có nhiều cảnh quan hay điểm tham quan gì đáng nói. Ở Siem Reap có Viện bảo tàng quốc gia Angkor (buổi tối chiếu đèn, đẹp lung linh nhưng phải tội giá vé khá đắt: 12USD/nguoi) và Bảo tàng Vũ khí bom mìn CPC (cách bài trí khá giống mấy bảo tàng ở VN mình, chủ yếu, súng cối, lựu đạn, mìn...). Người ta đến Sieam Reap chỉ với mục đích tạm dừng chân để chuẩn bị khám phá quần thể Angkor gần đó thui, ko có gì khác đặc biệt cả.

Nếu muốn mua sắm ở Siem Reap, bạn có thể ghé chợ Psar Chaa. Hầu như mọi thứ đều có thể tìm mua ở VN thì đều có mặt tại đây.

My tips: Nhớ trả giá vì nói thách rất cao. Ko nên mua những món được quảng cáo là "gạch xây, đá khảm lấy từ Angkor Wat"... vì dù thật hay giả, nếu bạn mua chúng, chúng cũng sẽ bị tịch thu tại cửa khẩu (cái này chưa kiểm chứng, mới nghe nói thui).

Chỉ có 2 khu quần thể đền đài cổ xưa ở Đông Nam Á này thui, một là ở Bagan (Myanmar) và hai chính là ở Angkor (CPC) này. Việc tham quan toàn bộ Angkor trong một thời gian giới hạn là việc dường như ko tưởng vì nếu chưa đến đây, bạn sẽ ko bao giờ tưởng tượng được khu quần thể này rộng và vĩ đại đến dường nào.

Hàng trăm ngôi đền (chú ý là hàng trăm nhá, no kidding) vẫn còn tồn tại đến ngày nay là dấu tích của một thời đại hoàng kim với đỉnh cao về văn hóa, kiến trúc như Angkor. Một phép so sánh là: đế chế Angkor thời bấy giờ (khi xây khu quần thể Angkor Wat..) có dân số lên đến gần 1 triệu người trong khi London chỉ mới là 1 thành phố nhỏ với vỏn vẹn 50.000 dân. Kinh ko? Hixhix...

Để miêu tả bằng lời sự kinh ngạc của Rồng Ngố khi đi tham quan khu quần thể này thật khó vì tầm cỡ của nó. Ở bài viết này, Rồng Ngố chỉ trình bày những vấn đề liên quan đến việc tham quan để bổ sung thông tin cho pà kon nào muốn backpacking thui. Còn cảm nhận thì tùy người, Rồng Ngố cũng ko tiện viết ra, dài dòng.

Có nhiều chương trình để tham quan lần lượt các khu đền. Để tham quan gần như "tạm đủ" các ngôi đền chính của Angkor, người ta phải tốn trung bình 2 ngày rưỡi (theo Lonely Planet). Còn nếu 1 ngày, bạn chỉ ghé thăm những điểm tham quan chính trong nhịp điệu khẩn trương thui.

Có 3 hạng vé vào cổng (Admission ticket): One-day visit (tham quan 1 ngày): 20$, Three-day visit: 40$ và One-week visit: 60$. Vì Rồng Ngố ko nhiều thời gian, nên chỉ mua vé loại One-day visit thui. Khi mua vé, bạn sẽ được chụp hình để in trực tiếp lên vé (gần giống với cách làm thẻ Metro zậy). Có 1 điều cần lưu ý: Khi mua vé, nên giữ kỹ, vì nếu mất, bạn phải mua lại, ko cách nào giải quyết cho bạn khi mất vé đâu nhé.

My tips: Bạn nên đến Siem Reap vào buổi trưa và chờ mua vé lúc 5 giờ chiều (nếu bạn muốn mua loại One-day). Khi đó, bạn nên tranh thủ vào tham quan Angkor Wat trước vì Angkor Wat buổi hoàng hôn tuyệt đẹp! Và tấm vé bạn vừa mua là dành-cho-ngày-hôm-sau, nghĩa là ngày mai, bạn vẫn có thể cầm vé tham quan bình thường. Nhưng hôm sau, bạn có thời gian để tham quan những khu còn lại vì Angkor Wat đã đi chiều hôm trước rùi. Hehe. Tuy nhiên buổi chiều sau 5 giờ, Angkor Wat cực kỳ đông du khách.
Ta Prohm làm mình liên tưởng:
Ta Prohm làm mình liên tưởng: "Cỏ cây chen lá, đá chen hoa" (hixhix)
Dấu vết thời gian
Dấu vết thời gian
Sàm sỡ với nàng Apsara nè (hehe)
Sàm sỡ với nàng Apsara nè (hehe)



Theo blog Rồng Ngố
Share this article :

Đăng nhận xét

 
Support : Copyright © 2014. Du lịch đến Campuchia - All Rights Reserved