Du lịch :
Campuchia

Tu Van Du Lich Campuchia




Thông điệp của chiến dịch với sự tham gia của các công ty lữ hành, du lịch này là khách du lịch là đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng giới tính và chuyển giới sẽ được chào đón ở xứ sở của những ngôi đền Angkor.


Campuchia nổi tiếng với loại hình du lịch lịch sử và khám phá thiên nhiên. Đền Angkor Wat và Preah Vihear được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Năm 2010 có khoảng 2,5 triệu khách du lịch quốc tế đến  Campuchia.


Đây là quốc gia châu Á thứ hai có chiến dịch quảng bá du lịch nhắm vào khách hàng thuộc nhóm giới tính thứ ba từ đầu năm đến nay.


Hồi giữa tháng 1.2011, Nepal cũng đưa ra chiến dịch cho phép người đồng giới nước ngoài kết hôn ở đất nước này nhằm thu hút khách du lịch thuộc cộng đồng thế giới thứ ba đến Nepal với điểm du lịch nổi tiếng là đỉnh Everest.


Giới chức du lịch Nepal nói rằng du lịch đang giúp giải quyết tình trạng đói nghèo ở quốc gia được mệnh danh là nóc nhà thế giới.






1. Đài Độc Lập:  Biểu tượng độc lập của Campuchia ngày 9/11/1953). Tọa lạc tại vòng xoay ngã tư đại lộ Shihanouk và Norodom.

2. Chùa Tháp: (Wat Phnom):  còn gọi là Bà Pênh, xây dựng từ 1372. Bà Pênh được xem là người khai sinh ra Phnôm Pênh. Bên hông chùa có đồng hồ lớn, mặt đồng hồ là thảm cỏ xanh. Tọa lạc tại vòng xoay đại lộ Norodom và các đường 102, 51,19,94, 96, 92…

1. Hoàng Cung và Chùa Bạc: Xây dựng từ năm 1866. Nơi làm việc của Hoàng gia từ năm 1870. Hiện quốc trưởng Sihamoni vẫn đang làm việc tại đây. Công trình kiến trúc đẹp quay mặt về đại lộ Sothearos nhìn ra song Mekong. Nền Chùa Bạc được lát bởi 5329 viên gạch bằng bạc ròng có hoa văn, mỗi viên nặng 1,125kg (# 6,5 tấn).

Trong chùa còn có tượng Phật bằng Ngọc Bích cao gần 1m và rất nhiều tượng vàng (cho nên có người gọi là Chùa Vàng). Tượng vàng lớn nhất cao gần 2m, nặng 90km được dát bởi 2086 viên kim cương, có viên đường kính 3 cm. Sau lưng chùa có mô hình Angkor thu nhỏ khá đẹp:

Lệ phí máy quay phim: 5USD

(giá chỉ có tính chất tham khảo, sẽ thay đổi tùy theo thời điểm)

Chú ý: Vào bên trong hoàng cung và Chùa Bạc phải cởi giày dép bỏ nón, gởi lại máy quay phim và chụp hình. Chỉ được chụp ảnh quay phim ở bên ngoài).

1. Quảng trường sông 4 mặt: Dọc đại lộ Sisavath nơi song Mekong chia làm 2 nhánh: Sông Tiền, Sông Hậu (Bassac) đổ về Việt Nam, song tonlesap đổ ngược ra Biển Hồ (Tonlesap Lake). Sông Mekong chảy qua Campuchia dài 494km trên tổng chiều dài hơn 4.200km. Dọc bờ song có nhiều quán cóc trải chiếu cho khách ngồi thưởng thức ẩm thực bình dân. Cũngg có thể vào Naga Casino. Đây là Casino quốc tế lớn nhất ở Campuchia

2. Bảo Tàng Quốc Gia: Được giới hạn bởi các đường 131, 178, 19, 184. Nơi đang lưu giữ trên 5.000 hiện vật quý qua các triều của đế chế Khmer và nền văng minh Ăngkor rực rỡ

Giá vé tham quan: 3 USD. Không được chụp hình trong bảo tàng.

F. Bảo Tàng Toul-sleng:  Giới hạn bởi các đường 131, 350, 113 và 320 trước đây vốn là trường trung học. Trong thời kỳ Pôn-Pôt cai trị (1975 – 1979) đây là địa ngục trần gian của nhân dân Campuchia, có biệt danh S-21. tại đây hàng chục ngàn người bị tra tấn đầy đọa, 10.499 người đã bị giết bằng nhiều hình thức man rợ nhất trong lịch sử loài người. Trong Bảo Tàng còn giữ hàng ngàn đầu lâu của những người bị giết hại ở đây.

Giá vé tham quan: 2USD/người

- Ô kơxây (Chợ Cây Tre) giới hạn các đường 111, 141, 166, 182

- Toul (chợ Cũ) giới hạn các đường: 110, 108, 15, 13.

- Olympic: Ngã 4 đại lộ Shihanouk và Monivietn.

(giá chỉ có tính chất tham khảo, sẽ thay đổi tùy theo thời điểm)

Cách Phnom Pênh 314km đường bộ. Cố đô của đế chế Khmer mà biểu tượng rực rỡ nhất là quần thể Angkor cách Siêm Riệp 7km được xây dựng từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XIII. Angkor nằm giữa rừng nguyên sinh có diện tích khoảng 40km2 về phía Bắc Siêm Riệp , từng là Trung Tâm Văn Hóa của đế chế Khmer hung mạnh. Năm 1992 Uunessco công nhận quần thể Angkor là di sản văn hóa thế giới. Với hàng trăm đền đài Angkor được xem là kỳ quan hàng đầu thế giới về điêu khắc và kiến trúc.

Từ thế kỷ XIV những ngôi đền bị lãng quên, mãi đến năm 1860 mới được phát hiện bởi Hessi Mouhot, một nhà thám hiểm người Pháp (mộ ông hiện ở Luang – Prabang, Lào).

Các điểm tham quan tiêu biểu:

A. AngkorWat (kinh đô chùa): Chu vi 5km6, có tường cao hào sâu chung quanh, ít bị hư hại mất. Công trình bằng đá xanh với sơ đồ ngũ điểm. Xây dựng dựa theo Sử Thi Ramayana của Ấn Độ, mô tả cuộc sống Thế Giới bên kia là lăng Vua Suryavarman II. Đền xây dựng từ thế kỷ 12 theo phong cách Hindu thờ Thần Visnu. Tháp chính cao 65m, 4 tháp phụ cao 42m. Chia làm ba tầng. Nên đi vào buổi chiều.

B.  Ăngkor Thom (Kinh Đô Lớn): Chu vi 12km, với 5 cổng thành có tường cao hào sâu bao quanh. Trung tâm của Angkor Thom là đền Bayon với 54 tháp cao từ 25 – 43m. Mỗi tháp có 4 mặt người tạc theo Phật thoại, tổng cộng gồm 216 khuôn mặt với những nụ cười huyền bí, được xây dựng theo phong cách Phật giáo.

Trong Angkor Tom còn có hàng chục ngôi đền: Phemeanakas, Bophuon, Terrace of the Elephants, Terrace of the Lever King, Royal Eclosure….

C.  Núi Bà Kheng: Xây dựng cuối TK 9 theo phong cách Hindu giáo, cao 65m nằm giữa Angkor Wat và Angkor Thom, có dấu chân trái của thần giúp xây đền Angkor. Đền có 108 tháp phụ bằng sa thạch (đá ong). Nên đi xế chiều để ngắm toàn cảnh Siêm Riệp và hoàng hôn trên đỉnh Angkor. Có thể cưỡi voi lên núi, giá 25USD/người/lượt lên hoặc xuống 15 USD/người.

D.  Ta Prom: ngôi đền thờ mẹ vua nằm giữa rừng cây Knia và Tung. Đặc biệt những bộ rễ cây Tung khổng lồ phủ lên cả tường thành cổ kính và ngạo nghễ. Đây là nơi Holywood chọn làm bối cảnh của phim “Bí mật ngôi mộ cổ”. Đền xây dựng từ thế kỷ thứ 12 theo phong cách Phật giáo.

E. Bantey Srey: Cách Siem Reap 35km xây dựng từ thế kỷ 10 theo phong cách Hindu giáo. Đền nhỏ bằng sa thạch và đá ong những kiến trúc và điêu khắc cực kỳ tinh xảo.

F. Hồ Barrai: Hồ nhân tạo rộng trên 400ha được hoàn thành vào cuối thế kỷ 9. Đây là bãi tắm tự nhiên và là nguồn nước cung cấp cho khu vực. Nơi bán đồ lưu niệm khá rẻ.

Vé tham quan quần thể Angkor mỗi ngày là 20 USD/người

Tại Ăngkor có dịch vụ kinh khí cầu ngắm Angkor ở độ cao 300m, giá 11 USD/người/lượt/15phút. Khách từ Phuom-Pênh lên Siêm Riệp thường đi bằng tàu cao tốc ngược Tonlesap lên Biển Hồ. Giá 25USD/người.

(giá chỉ có tính chất tham khảo, sẽ thay đổi tùy theo thời điểm)

G. Dãy núi Kulen và Khai Spean: Cách Siêm Riệp 50km , nơi khởi đầu cùa nền văn minh Angkor, Kulen là một dãy núi sa thạch cao 302m trông ra ngôi đền Banteay Srey. Năm 802AL lễ ban thánh của vua Jayvarman II đã thực hiện tại đây.

Núi Kulen còn có chùa Phật lớn với dấu chân phải của thần xây đền Angkor và nhiều đền tháp cùng dấu tích của Vua Javaman II. Phí vào cửa đối với khách lẻ là 20$, trả tại chỗ. Chỉ có thể đi bằng xe nhỏ hoặc xe 2 cầu vào buổi sáng và về lại buổi chiều (độc đạo).

Kbai Spean có nhiều thác nước đẹp với hàng ngàn Lingas, hàng trăn tượng thần được tạc dưới lòng của đầu nguồn sông Siêm Riệp, là thánh địa hành hương của người Khmer được phát hiện bởi một nhà nghiên cứu người Pháp vào cuối năm 1968.

Gồm các đền Bakong, Preakko, Lolei xây dựng từ thế kỷ thứ 9 theo phong cách Hindu cách Siêm Riệp 13km theo hướng Quốc lộ 6 về Phnôm-Pênh. Nhóm tháp Rolous đặt tại 4 cụm gần nhau,các vị vua đầu tiên của thời kỳ Angkor xây dựng nên dùng làm kinh đô đầu tiên của mình, cụm 1 từng là kinh đô đầu tiên của vua Jayavasman II, 3 cụm còn lại dung để thờ 3 vị thần của đạo Hindu như Bakong, Loki và Preah Ko. Các đền được xây dựng bằng gạch và đá sa thạch.

1. Shihanoukville: Cách Phnôm-Pênh 232km. đây là đoạn đường bộ tốt nhất ở Campuchia, có nhiều bãi biểm khá đẹp, nhiều cảnh quan hữu tình. Nơi có tàu cao tốc đi Kolong để đi đường bộ qua Thái Lan.

2. Udong: Cố đô của Campuchia từ thế kỷ 16, 17. Cách Phnôm-Pênh 40km với nhiều đền đài cổ kính và độc đáo.

3. Battambăng: Cách Phnôm-Pênh 293km và Siêm Riệp 173km. Đây là vựa lúc của Campuchia. Có thể đi đường thủy với giá tàu cao tốc 15 USD.

4. Bantea Meanchay: Từ Siêm Riệp theo QL6 qua các huyện Puôk, Crolanh Chup đến Sisophon là 106km, đi tiếp 48km nữa là tới Poipet với nhiều khách sạn và casino. Bên đất Tjái có chợ Long Kưa cực kỳ sầm uất. Đây là chợ biên giới lớn nhất Đông Nam Á với diện tích gần 100ha. Có tour liên tuyến Sài Gòn – Phnôm-Pênh – Siêm Riệp – Poipet – Pattaya – Bankok.







19: 10 + 05 + 04: dop bram buôn

68: 60 + 04: hooc xap bram bây

Số thứ tự them Ti trước số thường

Anh/Chị:boong kẹo: x’ko crươp – Đường (ngọt): x’ko

Anh trai:boongprô Quần: khô

Em (than mật): ôn Đói: kh’lien – No: chxoet

Em trai: pô ôn prô Rượu: x’ra

Cháu: Kmuôi Đường phố: ph’lâu

Thầy giáo: lôk kru Nhà: phtia

Chùa: vath Thành phố: ti crung

Chào (than mật): Xua xđây Tỉnh: khet

Cám ơn: O kun Huyện, quê quán: s’rôk

Vâng, dạ (nam): Bat (nữ): cha Ấp: phum

Xấu: akrô Xa: xngai – Gần: chit

Tốt: lò o Trái cây: ph’le

Không được: ot ban Cầu: spiên

Trai/gái: pro/srây Cây dừa: đôông

Chị gái: boo srây Ngon lắm: xnganh nás (chrơn)

Em gái: poôn srây Đặc biệt: pi xês

Ông: lôk ta, lôk Bán: lúa

Bà: giây Chủ tịch, giám đốc, trưởng: pro thiên

Thêm: them tiêt Phó: anu prothiên

Bớt: thoi Đầy: pênh – Cạn: riek

Ăn: hơp, nhâm (dung cho trẻ con)

Sân vận động: cây la than

Trường học: xa la riên - Lớp: thnắc

Giường: krê – Bàn: tố - Ghế: cao ây Thẳng: tour’roong – Cong: muôi

Đúng rồi: tour’râu hơi – Sai: ot tour’râu

(cùng trang lứa: Xua xo đây)

Anh chị có mạnh khỏe không?

(chào hỏi) Xoóc xbai tê boon?

E bao nhiêu tuổi?: On adú pon man hơi?

Xin lỗi ai: xôm tos, xôm a phây tos

Anh tên gì?: Boong xmua ây?

Tôi tên Hằng: Nhum sô muas Hang

Tạm biệt: Xôm lia xân hơi

Hân hạnh được gặp ông: xen xop bai chất đôi ban chuốp lôk

Anh đi đâu vậy? (chơi, chợ, ăn cơm): Tâu nà boong? (tâu lêng, phxa, hơp bai)

Anh yêu em: Boong xrolanh ôn

Học lớp mấy?: riên thnăc tip on man?

Giá bao nhiêu?: nit pôn man?

Tôi đang học tiếng Khmer: Nhum com pung riên ní dây phia xa khome

Ông dùng bia nhé?: lok pí xa xora bia nắ?









Ẩm thực Khmer không phong phú như Việt Nam nhưng có nhiều món lạ. Thức uống phổ biến là loại nước thốt n61t ngọt, một loại nước tinh khiết chắt lọc từ nhưng cành hoa thốt nốt ở độ cao vài chục mét. Bỏ thêm ít dược thảo, nước thốt nốt lên men trở thành “bia” vừa ngon vừa rẻ. Cây thốt nốt khi lấy nước sẽ không ra quả. Nước thốt nốt còn dung nấu đường. Đây là loại đặc sản dịu thanh, thơm ngọt. Quả thốt nốt lúc non được bào để nấu canh Coco, già hơn thì bổ ra lấy cùi non (gần giống dừa nước) trộn với sữa, trái cây ướp lạnh thì tuyệt hảo. Khi chín, trái thốt nốt ngả màu vàng, thơm ngào ngạt nhưng… không ăn được. Chỉ vắt xơ lấy nước làm thạch hoặc trộn với bột làm bánh. “Bò hoc ling” là loại mắm chưng tổng hợp ăn với nhiều loại rau sống vừa lạ miệng vừa rất tốn cơm.

Khắp  Campuchia  chỗ nào cũng bán các loại côn trùng. Từ dế cơm, điên điển, cà cuống, cào cào, ểnh ương, nhộng tằm đến các loài chim, rắn. Thứ thì chiên giòn, thứ thì xào, thứ thì luốc, nướng, chất lượng mà giá rẻ không ngờ. Ở các quầy thuốc Nam tại chợ ÔKxây có bán cả cóc khô để ngâm rượu!

Vào xế chiều, quảng trường song bốn mặt ở Phnôm-Pên, nơi song Mekong chia là ba nhánh đổ ra Biển Hồ, sông Tiền, song Hậu đổ về Việt Nam, nhộn nhịp như trẩy hội. Mỏi chân thì sà xuống vệ đường, chiếu hoa trải sẵn thay bàn ghế. Gọi mấy xâu bò viên chiên, lạp xưởng bò nướng ăn với dưa chua hoặc gỏi ba khía, vừa nhâm nhi vừa xem thế gian xuôi ngược.

Chợ  Campuchia  6h sang đã tất bật. Các chợ lớn như Ô-kơ-xây, Thmây, Cha, Olympic..thì 7h sáng mới bán. Đồ ăn sang đủ món Tây, Tàu, Việt. Món Khmer thì có hủ tíu Nam Vang, xôi ống tre (cơm lam) và num Kanh Chop (một loại bún cà ri cá lóc). Bảng hiệu được kẻ ít nhất hai thứ tiếng. Sản phẩm ca nhạc cũng rất đa dạng, khách có thể tìm mua album của các ca sĩ thời thượng của Việt Nam và các nước. Buổi tối Phnôm-Pênh đông vui hơn với cơ man nào là hàng ăn thức uống vỉa hè, các phòng trà, nhạc trẻ hoạt động rất rôm rả. Siêu thị mở cửa đến 21h. Các cây xăng ở Campuchia đề có siêu thị mini máy lạnh mở cửa suốt ngày gem. Có cả buồng điện thoại quốc tế dung phone card.




Thông điệp của chiến dịch với sự tham gia của các công ty lữ hành, du lịch này là khách du lịch là đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng giới tính và chuyển giới sẽ được chào đón ở xứ sở của những ngôi đền Angkor.


Campuchia nổi tiếng với loại hình du lịch lịch sử và khám phá thiên nhiên. Đền Angkor Wat và Preah Vihear được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Năm 2010 có khoảng 2,5 triệu khách du lịch quốc tế đến  Campuchia.


Đây là quốc gia châu Á thứ hai có chiến dịch quảng bá du lịch nhắm vào khách hàng thuộc nhóm giới tính thứ ba từ đầu năm đến nay.


Hồi giữa tháng 1.2011, Nepal cũng đưa ra chiến dịch cho phép người đồng giới nước ngoài kết hôn ở đất nước này nhằm thu hút khách du lịch thuộc cộng đồng thế giới thứ ba đến Nepal với điểm du lịch nổi tiếng là đỉnh Everest.


Giới chức du lịch Nepal nói rằng du lịch đang giúp giải quyết tình trạng đói nghèo ở quốc gia được mệnh danh là nóc nhà thế giớ





Share this article :

Đăng nhận xét

 
Support : Copyright © 2014. Du lịch đến Campuchia - All Rights Reserved